QUẢN LÝ CHI PHÍ: MỘT KỸ NĂNG QUẢN LÝ KHÔNG THỂ THIẾU ĐỐI VỚI CÁC GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Theo thông tin của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh-Kể từ ngày 1/10/2017, 51 bệnh viện công lập của TP.HCM không còn nhận ngân sách nhà nước và chính thức tự chủ nguồn kinh phí để chi thường xuyên cho toàn bộ hoạt động của bệnh viện. Thật sự đây là một trong những thách thức mang tính quyết định đối với các bệnh viện công lập trong tình hình mới.

Tham khảo thêm: Hệ sinh thái phần mềm quản lý bệnh viện Ehis.

Trong thời gian qua, các bệnh viện công lập đã xác định được nhiều thách thức mới trong công tác quản lý bệnh viện đòi hỏi phải có sự bức phá để có thể phát triển bền vững đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, trong đó, 2 yếu tố mang tính quyết định đó là:

(1) Người bệnh tham gia BHYT ngày càng tăng (theo lộ trình đến năm 2020 sẽ có trên 90% người dân thành phố có thẻ BHYT) và được quyền chọn lựa bệnh viện chất lượng phục vụ tốt, bệnh viện có nhiều kỹ thuật điều trị tốt.

(2) Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các bệnh viện với nhau về nguồn nhân lực có chất lượng, làm thế nào để đảm bảo nhân viên y tế có nguồn thu nhập ổn định và môi trường làm việc tốt.

Mặt khác, thời điểm các bệnh viện thực hiện tự chủ cũng là thời điểm có nhiều dự thảo quy định mới sắp được ban hành như: áp dụng định mức của BHXH trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh; quy định về việc vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị; quy định về việc liên doanh, liên kết, thuê mượn tài sản để hoạt động dịch vụ theo yêu cầu; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu; quy định về liên thông xét nghiệm,... Tất cả các dự thảo này đều nhằm hướng đến nâng cao chất lượng khám chữa bệnh với một chi phí hợp lý nhất.

  - Dự thảo quy định thanh toán tiền khám bệnh đối với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I như sau: trường hợp số người khám/01 bàn khám bình quân vượt định mức tính giá nhưng tỷ lệ vượt dưới 120% (từ bình quân 54 người bệnh/bàn khám trở xuống): thanh toán mức giá có tiền lương.; trường hợp số người khám/01 bàn khám bình quân vượt định mức tính giá từ trên 120% đến 140% (từ bình quân 55 người/bàn khám đến 63 người/bàn khám): thanh toán theo mức giá không có tiền lương. Trường hợp số người khám/01 bàn khám bình quân vượt định mức tính giá trên 150% (từ bình quân 64 người/bàn khám trở lên): không thanh toán tiền khám bệnh chỉ thanh toán chi phí thuốc, dịch vụ kỹ thuật theo chỉ định. Tương tự đối với các dịch vụ kỹ thuật chụp X-quang, siêu âm chẩn đoán, Nội soi Tai Mũi Họng nếu vượt định mức tính giá trên 140% cũng không thanh toán.

- Dự thảo quy định tổ chức khám chữa bệnh theo yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện sau: chỉ được tổ chức thực hiện khi đã bảo đảm số buồng khám cho người có thẻ bảo hiểm y tế và người không có nhu cầu sử dụng dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu để mỗi bác sĩ khám bệnh không quá 45 người bệnh/một ngày làm việc, từ năm 2020 trở đi mỗi bác sỹ khám bệnh không quá 35 người bệnh/một ngày làm việc.

Như vậy, bên cạnh việc không còn nhận ngân sách chi thường xuyên, với các dự thảo trên thì việc tăng nguồn thu trong giai đoạn hiện nay thật sự là một thách thức rất lớn đối với các bệnh viện công lập. Do đó, đòi hỏi giám đốc các bệnh viện phải rà soát và triển khai ngay các giải pháp phù hợp và căn cơ nhất, đó là: tiết kiệm chi phí, tức là sử dụng chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất, hiệu quả nhất. Trong đó, các hoạt động sau giữ vai trò quyết định:

(1) Phải xây dựng định mức chi phí và phải có công cụ để kiểm tra, giám sát chi phí. Được biết, hiện nay Bộ Y tế đã ban hành định mức thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, điện, nước, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, khử khuẩn, duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị, tuy nhiên do định mức này là định mức tạm thời và là cơ sở để xây dựng giá các dịch vụ kỹ thuật, do đó các đơn vị có thể căn cứ để xây dựng lại định mức cho phù hợp với từng chuyên khoa của đơn vị.

(2) Triển khai hoạt động quản lý chi phí để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong đó, cần tập trung triển khai các hoạt động sau:

(a) Quản lý được đầu vào của chi phí khám chữa bệnh, như: giá mua thuốc, vật tư, trang thiết bị, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.

(b) Quản lý quỹ BHYT, quản lý trần thanh toán BHYT để không vươt quỹ, vượt trần như chỉ định thuốc, cận lâm sàng, dịch vụ kỹ thuật phải tuân thủ phác đồ điều trị, mua sắm, áp giá, thống kê đúng quy định để không bị xuất toán.

(c) Quản lý đầu ra chi phí khám chữa bệnh: như việc thống kê đủ số lượng thuốc, máu, vật tư, các dịch vụ kỹ thuật đã sử dụng cho người bệnh để thu vào giúp đơn vị bảo toàn được chi phí.

Để thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý chi phí, bên cạnh việc đầu tư nguồn nhân lực chuyên trách, việc đẩy mạnh sử dụng công cụ công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh là không thể thiếu được. Thực tiễn tại TP.HCM cho thấy đã có những bệnh viện triển khai hiệu quả các hoạt động trên, do đó việc quản lý chi phí không phải là việc không làm được nếu giám đốc các bệnh viện quyết tâm thực hiện.

Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh

http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/quan-ly-chat-luong-kham-chua-benh/quan-ly-chi-phi-mot-ky-nang-quan-ly-khong-the-thieu-doi-voi-cac-giam-doc-benh-v-c8-4495.aspx

Hỗ Trợ 028 77745999

Hoài Vinh

Hỗ trợ

028 7774 5999

 

Nhánh 1

Phương Thanh

Marketing

090 632 0233

028 7774 5999

Nhánh 109

Hoàng Yến

Kinh doanh

0912 314 224

028 7774 5999

Nhánh 2

CHẤT LƯỢNG AN TÂM ÂM THẦM PHỤC VỤ!

Lịch Sử Yêu Cầu


Ngày Tiêu Đề Mô Tả Hướng Xử Lý Người Xử Lý Tình Trạng Đánh Giá

Nhập Email Để Đánh Giá