BUÔNG CON ĐỂ TẬN HƯỞNG TUỔI GIÀ

Lo cho con cái tới 'tận răng' chính là tâm lý chung hầu hết của các bậc làm cha làm mẹ dù đã bước qua tuổi xế chiều, can thiệp vào cuộc sống khi chúng có gia đình riêng, khiến nhiều người già đang vô tình trở thành gánh nặng.

Con cái bước qua cái tuổi 18, nhiều bậc cha mẹ vẫn không thể yên tâm  buông con cái mình ra ngoài xã hội để tự lập, họ lo cho con mình vấp ngã, lo cho con mình không thể tự lo cho cuộc sống, không thể tự chăm sóc bản thân, chưa đủ kinh nghiệm... chính vì những nỗi lo ấy, họ cứ lẩn quẫn mãi trong cái vòng quay “phục vụ” con cái từng miếng ăn giấc ngủ, đến khi chúng có cuộc sống gia đình riêng vẫn không thể yên tâm chuyện con chuyện cháu, quên mất đi cuộc sống bản thân và những niềm vui mình cần được hưởng thụ khi về già.

"Tự lập" và "bỏ mặc" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Hãy để con tự lập khi chúng có thể, hỗ trợ theo khả năng nếu cần. Buông thả con cái ra, một khi chúng đã đủ lông, đủ cánh để bay vào đời. Bỏ bớt áp lực cá nhân và cho cả con cháu, chắc chắn bạn sẽ được thoải mái đôi đường để tự lựa chọn con đường tương lai.

Có rất nhiều vấn đề phát sinh giữa cha mẹ và con cái đã trưởng thành khi sống chung, dựa vào nhau trong cái chữ “hiếu” mà rất nhiều bậc phụ huynh gặp phải. Họ bị ràng buộc trong tư tưởng thước đo chữ “hiếu” đánh giá để có thể hiểu nhau khi cứ mặc định hiếu là phải ở cùng nhau mới có thể phụng dưỡng, chăm sóc, báo hiếu. Nhiều người trong chúng ta đa phần lấy chữ "hiếu" của bản thân để áp đặt quan điểm lên người khác. Thực chất, con cái đều sẽ có cuộc sống riêng. Không phải cha mẹ nào cũng muốn được con cái chăm sóc lúc tuổi già. Bất đồng quan điểm, cô đơn, buồn tủi, đời sống của người già cũng có nhiều điều thú vị chứ không phải chỉ là mấy bức tường bê tông và chờ con cháu tối ngày đi làm, đi học. Các cụ cũng có rất nhiều chuyện muốn giao tiếp với người cùng lứa tuổi, nhưng lại khó nói chuyện với con cháu".

Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh lo lắng đến việc không đủ thời gian để dành dụm cho những năm tháng về già. Áp lực tâm lý về kinh tế phụ thuộc con cái, phụ thuộc vào chữ hiếu thuận mình nhận được khi bản thân họ không tự làm chủ hạnh phúc cuộc sống họ đáng được hưởng, độc lập và tự chủ quyết định lựa chọn nơi mình sẽ an hưởng về già thay vì chờ đợi tương lai và số mệnh “hưởng phúc hiếu từ con cái”.

Chốn bình yên của người cao tuổi

Với sự phát triển của xã hội và công nghệ thông tin song song, ngày nay, viện dưỡng lão không còn là cái nơi với nỗi ám ảnh “nhà tù cha mẹ bị bỏ rơi”, hay “sự bất hạnh về già”, mà nó lại chính đang dần trở thành thiên đường nghĩ dưỡng được tìm đến cho những người cao tuổi, nơi họ có thể được chăm sóc cả về mặt y tế, tinh thần và thể chất, tìm được niềm vui an lạc khi về già, được trò chuyện để giải tỏa các tâm lý của tuổi tác, chia sẻ, tâm sự với những người bạn, được hoạt động và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày từng bữa ăn, giấc ngủ, vui sống thoải mái, tự do hơn. Quan trọng hơn hết vẫn là cầu nối của công nghệ thông tin áp dụng trong khâu quản lý hầu hết ở các viện dưỡng lão, kết nối giữa cha mẹ và con cái nên mọi sinh hoạt và chỉ số sức khỏe, niềm vui của cha mẹ con cái đều có thể dõi theo và thường xuyên thăm hỏi, chia sẻ với cha mẹ mà không lo cô quạnh như trước đây hay nỗi niểm về già không ai chăm sóc.

 “Chữ hiếu” trong việc chăm sóc bố mẹ cần được mở rộng và suy nghĩ hiện đại. “Có hiếu” không phải là con cái luôn giữ bố mẹ ở bên cạnh mình hay cha mẹ bắt con cái phải luôn ở bên mình dù không có điều kiện chăm sóc tốt. Người già sợ nhất cô đơn nên con cái lựa chọn trung tâm dưỡng lão cũng là cách để báo hiếu cha mẹ. Người già sẽ thấy vui khỏe nếu sống trong cộng đồng với những người cùng lứa tuổi, và con cái của họ cũng thấy an tâm khi cha mẹ được chăm sóc chu đáo và tận tâm mỗi ngày.

Kỳ 3: Ở viện dưỡng lão Người cao tuổi có được chăm sóc tốt hơn?

...

Hỗ Trợ 028 77745999

Hoài Vinh

Hỗ trợ

028 7774 5999

 

Nhánh 1

Phương Thanh

Marketing

090 632 0233

028 7774 5999

Nhánh 109

Hoàng Yến

Kinh doanh

0912 314 224

028 7774 5999

Nhánh 2

CHẤT LƯỢNG AN TÂM ÂM THẦM PHỤC VỤ!

Lịch Sử Yêu Cầu


Ngày Tiêu Đề Mô Tả Hướng Xử Lý Người Xử Lý Tình Trạng Đánh Giá

Nhập Email Để Đánh Giá