7 BƯỚC TINH GỌN – TIẾT KIỆM 900 TỶ ĐỒNG MỖI NĂM
Có thể bạn chưa biết?
Các nhà chuyên môn cũng đã làm một bài toán chi phí. Bệnh viện ở Việt Nam mỗi năm có 200 triệu ca khám bệnh thì có 60 triệu ca cần dịch vụ chẩn đoán hình ảnh (chiếm 30%), trong đó có 30 triệu ca sử dụng phim để chẩn đoán. Hiện giá chụp X-quang từ 50.000 tới 1.000.000 đồng/ca hay chụp cắt lớp (CT), cộng hưởng từ (MRI) từ 500.000 – 9.000.000 đồng. Tiền phim in ra của bệnh nhân là 30.000 – 50.000 đồng/ca... thì khi áp dụng CNTT vào chẩn đoán hình ảnh, một năm bệnh viện sẽ tiết kiệm được 900 tỷ đồng tiền in phim. Chưa kể để hủy được tấm phim này phải mất khoảng 50 năm. (theo baodongnai.com.vn)
Từ trước đến nay, rất nhiều người dân chán ngán mỗi khi đi siêu âm hay phải đi chụp X-quang, CT, MRI vì phải chờ đợi rất lâu mới có được kết quả chẩn đoán cuối cùng. Hầu hết các bệnh viện, phòng khám trước đây thường tổ chức thực hiện siêu âm, chiếu chụp hay quản lý và lưu trữ kết quả dưới dạng phim in. Điều này tạo ra rất nhiều nhược điểm hạn chế vì chất lượng phim kém và khó đọc, trong khi số lượng phim thì hết sức giới hạn, muốn đọc hay lưu trữ thì phải in ra phim. Đấy là còn chưa kể đến các yếu tố nhân viên xử lý và bảo quản phim cũng như khả năng tái sử dụng phim cho những lần tái khám sau hay đi bệnh viện khác là không khả thi...
Bên cạnh đó, quy trình cũ phục vụ cho công tác siêu âm, chụp X-quang, CT, MRI cũng hết sức rườm rà và phức tạp, làm lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc. Theo đó, khi một bệnh nhân đi khám được chỉ định chụp X-quang, bệnh nhân phải nộp giấy chỉ định của bác sĩ cho bộ phận hành chính (1). Sau khi tiếp nhận chỉ định, bộ phận hành chính có trách nhiệm ghi nhận thông tin (2), bố trí máy móc, thiết bị (3), và phân công nhân viên, kỹ thuật viên phòng chụp thực hiện công tác (4). Bệnh nhân phải đi tới phòng chụp (5) và theo dõi màn hình báo số (6). Kỹ thuật viên phòng chụp sau khi cập nhật tên bệnh nhân (7) thì khi đến đúng số thứ tự lượt của bệnh nhân phải gọi bệnh nhân vào (8), hướng dẫn bệnh nhân thực hiện chụp (9). Sau khi hoàn tất, kỹ thuật viên xác nhận đã chụp xong (10), in phim ra (11) và đưa cho bệnh nhân để mang đến cho bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (12) để bác sĩ thực hiện công tác chẩn đoán (13) rồi cập nhật thông tin kết quả vào hồ sơ (14) và in kết quả ra cho bệnh nhân (15). Bệnh nhân phải tiếp tục cầm phim kết quả mang trở lại cho bác sĩ phòng khám (16), sau khi xem kỹ kết quả chẩn đoán (17), bác sĩ sẽ tiến hành kết luận bệnh (18), cấp toa điều trị (19).
Cả quy trình thực hiện phải mất đến 19 bước thực hiện rất mất thời gian.
Trong khi đó, khi áp dụng phần mềm quản lý cận lâm sàng Ehis, quy trình này được rút gọn xuống chỉ còn 7 bước. Cụ thể, sau khi khám bệnh, bác sĩ chỉ cần nhập thông tin yêu cầu chỉ định cận lâm sàng vào phần mềm và chỉ định thẳng tới phòng chụp mà không cần thông qua bộ phận hành chính (1). Bệnh nhân chỉ việc đi tới phòng chụp (2), máy tính sẽ tự động gọi tên bệnh nhân vào khi đến lượt. Sau khi hướng dẫn bệnh nhân thực hiện chụp (3), kết quả dưới dạng số hóa sẽ được tự động chuyển thẳng đến bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ tiến hành chẩn đoán trên máy và bấm phím gửi thông tin đến thẳng bác sĩ khám bệnh (4). Bác sĩ khám bệnh sẽ xem kỹ kết quả chẩn đoán (5) và tiến hành kết luận bệnh (6) và cấp toa điều trị (7).
Đặc biệt hơn cả, sau khi kết thúc lượt khám bệnh, phim được lưu vào hồ sơ bệnh án điện tử của bệnh nhân để sử dụng cho lần sau và ở những bệnh viện khác nhau. Đây là một trong những ưu điểm vượt trội của hệ sinh thái Phần mềm quản lý bệnh viện Ehis.
Còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với Ehis Song Ân?
Gọi 028 7774 5999 để nhận được sự tư vấn tận tâm – tận tình – tận lực.
Ehis – một lần sử dụng – một đời để nhớ!
Xem chi tiết: phần mềm chẩn đoán hình ảnh Ehis , phần mềm quản lý xét nghiệm Ehis, bệnh án điện tử Ehis