300.000Đ – CÓ ĐỦ ĐỂ RĂN ĐE NẠN BẠO LỰC NGÀNH Y TẾ KHÔNG? - KỲ CUỐI
Tại sao đã gọi là xử lý nghiêm minh, bắt giữ các đối tượng có hành vi gây bạo hành, nhưng tình trang hỗn loạn và gia tăng sự nguy hiểm trong ngành y tới những người thầy thuốc vẫn đang ngày 1 gia tăng nhiều hơn mà không thuyên giảm, phải chăng có cần phải xem xét lại cái gọi là “xử lý nghiêm minh’ đã hợp lý và đủ NGHIÊM thật chưa hay chỉ là xử lý cho qua chuyện, mọi chuyện vẫn tiếp diễn không sợ cái được gọi là luật pháp.
Theo Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chính quyền phải vào cuộc quyết liệt những vụ việc gây rối và hành hung y bác sĩ.Bác sĩ Thượng nói: “Một nơi khám chữa bệnh mà bị bạo hành chính quyền phải làm mạnh, xử lí nghiêm"
Nhưng, thật sự các vụ bạo hành bác sĩ vừa qua đã được xử lí mạnh và nghiêm chưa. Như vụ việc ngày 20.10 chị Trần Thị Thanh Hải, Phó trưởng trạm y tế xã Hương Long bị thương, phải nhập viện cấp cứu vì bị chém nhiều nhát gây thương tích, theo thượng tá Phan Xuân Công, Trưởng công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) trao đổi với Thanh Niên ngày 24.10 thì đối tượng đã bị triệu tập để làm rõ hành vi gây rối trật tự công cộng. Rất nhiều ý kiến của các bạn trẻ cũng như người dân trong 1 trang facebook Chống Bạo Hành Y Tế lên tiếng thì liệu, hành vi của Hoàng Xuân Hải – đối tượng gây án xong bỏ trốn có phải chỉ được gói gọn trong cụm từ tội "gây rối trật tự công cộng" và chỉ bị triệu tập trong lần đầu tiên thay vì bắt tạm giam?
Hay sự việc hành hung nữ bác sĩ bệnh viện 115 Nghệ An hồi tháng 8, qua quá trình điều tra, lực lượng chức năng quyết định xử phạt ông Nguyễn Đình Hoàng Thắng (Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Thắng) - người trực tiếp ra tay tát bác sĩ, có hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự người khác, gây mất an ninh trật tự tại bệnh viện, còn dùng lời lẽ hăm doạ "sẽ gọi xã hội đen ở thành phố Vinh tới chém bác sĩ, và gọi công an tới dẹp bệnh viện 115" đã bị xử phạt với số tiền 3,6 triệu đồng.
Đáng chú ý là ông Nguyễn Xuân Huân, Chủ tịch phường Trung Đô, Tp Vinh, Nghệ An cùng tham gia cầm ghế xông vào vụ việc bị khiển trách và phạt với mức phạt 300.000 đồng. Liệu con số 300.000 đồng theo mức luật hành vi gây rối trật tự hay con số 3,6 triệu đồng đó có phải chăng đã đủ để ý thức răn đe những hành vi bạo hành vẫn còn đang mãi tiếp diễn.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 – một trong số ít bác sĩ có ý kiến thẳng thắn về vấn đề này: “Tất cả bệnh viện đều nên xử lý đến nơi đến chốn những trường hợp bạo hành bác sĩ. Ra cơ quan công an lập biên bản xử phạt. Thứ hai, một số lãnh đạo hay cho qua. Điều này là không nên. Phải làm đến nơi và công bố phương án xử lý. Nhân viên y tế dù có buồn thì vẫn phải làm. Nên có camera trong bệnh viện để biết câu chuyện nhân viên y tế bị chửi bới, bạo hành như thế nào”
ĐỪNG ĐỂ CÁI KẾT ĐỂ LẠI LÀ NỖI LO LẮNG LÀM CÁC BÁC SĨ KHÔNG THỂ PHỤC VỤ HẾT MÌNH, LÀ NỖI ÁM ẢNH CỦA CÁC NHÂN VIÊN TRONG NGÀNH Y TẾ KHI KHÔNG BIẾT CHÍNH XÁC MÌNH ĐƯỢC BẢO VỆ NHƯ THẾ NÀO VÀ TƯƠNG LAI NGÀNH Y TẾ LẠI TRỞ THÀNH NGÀNH KHAN HIẾM NGUỒN NHÂN LỰC CHO MAI SAU.
Theo: Thanh Thanh