NGÀY XƯA CHƯA CÓ 4.0 THÌ CÓ BỘI THỰC THỰC PHẨM NGÀY NAY CÓ 4.0 THÌ CÓ BỘI THỰC PHẦN MỀM

Trong thời buổi công nghệ 4.0, ngành y tế Việt Nam hiện đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ khi áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý khám chữa bệnh nhằm giảm thiểu những sai sót, bất cập do công tác quản lý truyền thống gây ra. Tuy nhiên, phải chăng tất cả vấn đề đều được các phần mềm giải quyết triệt để?

Đoàn phóng viên công tác có mặt tại Bệnh viện Đa khoa khu vực thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên. Là một trong số những bệnh viện đi đầu ở khu vực Tây Bắc trong công tác triển khai phần mềm ứng dụng quản lý y tế từ năm 2014, Bệnh viện Đa khoa khu vực thị xã Mường Lay hiện đang triển khai phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện Ehis và một số phần mềm khác phục vụ cho công tác chuyên môn như phần mềm báo cáo: BC Chương trình HIV, BC phản ứng có hại của thuốc, BC Bệnh truyền nhiễm, BC Tai nạn thương tích, BC chương trình phòng chống Lao, Bc chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, chương trình sốt rét, chương trình các bệnh không lây nhiễm, phần mềm báo cáo sức khỏe bà mẹ trẻ em….

Anh Vũ Minh Trung, cán bộ phòng Kế hoạch tổng hợp chia sẻ: “Việc áp dụng phần mềm giúp cho công tác báo cáo thống kê của từng lĩnh vực được rõ ràng và thuận tiện. Giảm bớt đầu sổ theo dõi các nguồn số liệu. Tuy nhiên, mỗi báo cáo đều chỉ thuận tiện cho các đơn vị cấp trên nhận báo cáo, còn đối với đơn vị, để thực hiện công tác thống kê báo cáo tổng hợp thì cùng lúc phải sử dụng rất nhiều phần mềm hoặc phải nhập lại số liệu từ từng báo cáo của các chương trình riêng biệt”.

Theo anh Trung, mỗi ngày, anh phải nhập đi nhập lại hàng loạt số liệu mỗi ngày cho các phần mềm, mỗi số liệu phải nhập đi nhập lại nhiều lần, vừa mất thời gian công sức, lại vừa ảnh hưởng đến các công việc khác. Anh Trung tâm sự :"trước đây thì chúng tôi nhập báo cáo bằng excel còn đỡ khổ hơn từ ngày có công nghiệp 4.0, nhà nhà ứng dụng phần mềm, người người ứng dụng phần mềm, mỗi chương trình bắt phải nhập một phần mềm trong khi chương trình quản lý tổng thể EHIS đã có đầy đủ số liệu, nhưng các chương trình yêu cầu phải nhập vô phân mềm cảu chương trình đó, đành in từ EHIS rồi nhập vào phần mềm chương trình".

Trong khi đó, quy định y tế hiện hành lại đòi hỏi việc quản lý cho mỗi công tác thống kê phải có một phần mềm đi kèm với báo cáo thống kê đi kèm mặc dù chỉ cần với một phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện đã có đầy đủ các báo cáo khác, nhưng bệnh viện vẫn phải đăng ký mua thêm các phần mềm kia chỉ để đáp ứng theo đúng quy định. Rõ ràng ở đây tồn tại một sự lãng phí nghiêm trọng, lãng phí thời gian khi thời gian nhập liệu tăng lên gấp nhiều lần, lãng phí nhân sự đi kèm, lãng phí cả về tiền bạc Nhà Nước vì mỗi một phần mềm giá không hề rẻ.

bội thực phần mềm

Mục tiêu của công nghệ thông tin y tế vẫn tập trung vào tối ưu hóa công tác quản lý, khám chữa bệnh, giảm tải và tiết kiệm thời gian và kinh phí. Các công nghệ được sản xuất ra chỉ nhằm mục đích quan trọng giảm sức người, tăng tính chính xác. Có đầu tư gì đi nữa thì mục tiêu cuối cùng vẫn là bệnh nhân được hưởng giá dịch vụ thấp nhất nhưng chất lương  điều trị cao nhất chứ không phải đầu tư phần mềm để nhập liệu, để báo cáo mà quên đi cái đích cuối cùng của ứng dụng công nghệ là giảm công, tăng giá trị.

Khi tình trạng lãng phí vẫn tiếp diễn thì đâu là giải pháp tối ưu cho các bệnh viện? Đây vẫn là câu hỏi cần thời gian để giải đáp. Nếu không có giải pháp căn cơ thì có lẽ mã bệnh trong ICD10 phải bổ sung thêm mã bệnh BỘI THỰC PHẦN MỀM.

 Theo Cao Thi - Minh Kiều

 

Hỗ Trợ 028 77745999

Hoài Vinh

Hỗ trợ

028 7774 5999

 

Nhánh 1

Phương Thanh

Marketing

090 632 0233

028 7774 5999

Nhánh 109

Hoàng Yến

Kinh doanh

0912 314 224

028 7774 5999

Nhánh 2

CHẤT LƯỢNG AN TÂM ÂM THẦM PHỤC VỤ!

Lịch Sử Yêu Cầu


Ngày Tiêu Đề Mô Tả Hướng Xử Lý Người Xử Lý Tình Trạng Đánh Giá

Nhập Email Để Đánh Giá